Kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Tánh Linh
26/05/2025
Huyện Tánh Linh có 12 xã và 01 thị trấn, với tổng số dân 99.218 khẩu; gồm 14 thành phần dân tộc; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ 12,8% dân số toàn huyện.
Trong giai đoạn 2021 – 2025 có 06 xã, 01 thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS &MN (trong đó có 01 xã và 06 thôn, khu phố đặc biệt khó khăn). Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện 751 hộ/2.814 khẩu, hộ cận nghèo 1.106 hộ/4.280 khẩu, trong đó hộ nghèo DTTS 319 hộ/1.322 khẩu, tỷ lệ 47,25%, 2 hộ cận nghèo DTTS 389 hộ/1.698 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo DTTS so với hộ nghèo toàn huyện 42.47,43%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS &MN, giai đoạn 2021- 2025, huyện được phân bổ kinh phí là 93.307 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn của trung ương là 83.796 triệu đồng (gồm: Vốn đầu tư: 61.402 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 22.394 triệu đồng); Nguồn vốn tỉnh đối ứng 13.861 triệu đồng. Tính hết tháng 6/2025, huyện Tánh linh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 222 nhà ở, hoàn thành 02 dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại Thị trấn Lạc Tánh và xã Măng Tố; thi công 51 công trình đầu tư cơ sợ hạ tầng vùng đồng bào DTTS; sửa chữa cải tạo trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện; thực hiện hỗ trợ bò, trâu sinh sản cho 267 hộ với giá trị 6.214 triệu đồng;….
Theo ông Đặng Công Khanh- Chủ tịch UBND xã La Ngâu cho biết: “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo DTTS &MN đã làm thay đổi toàn diện sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã La Ngâu; đạt được kết quả trên có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp, cùng sự đoàn kết, thống nhất, cố gắng vượt qua khó khăn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là sự hưởng ứng của Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN”.
Về định hướng giai đoạn 2026-2030, là xã đặc biệt khó khăn, triển khai nhiều dự án của Chương trình, ông Đặng Công Khanh đề nghị: Cần lấy hiệu quả thực tiễn làm trung tâm, tránh cồng kềnh, trùng lặp giữa các cấp, đặc biệt trong bối cảnh chủ trương tinh giản bộ máy, bỏ cấp trung gian như cấp huyện. Chính sách cần bám sát thực tiễn từng loại hình địa bàn và đối tượng thụ hưởng, phân bổ nguồn lực cần có trọng tâm, ưu tiên cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và những khu vực chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu, thay vì dàn trải trên diện rộng dẫn đến hiệu quả thấp và thiếu bền vững. Đồng thời, tăng cường tính linh hoạt cho các địa phương trong việc điều chỉnh nội dung chi tiết của chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù từng vùng, nhưng vẫn đảm bảo trong khuôn khổ mục tiêu chung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”./.
Đăng Diện