Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025
06/03/2025
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, người lao động (CCVC, NLĐ) theo quy định Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày của Chính phủ. Sở Dân tộc và Tôn giáo ban hành kế hoạch thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể.
Một là, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả nội dung các chương trình, kế hoạch cũng như các yêu cầu, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) và Kế hoạch công tác PCTNTC của Ban. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Chú trọng đẩy mạnh công tác PCTNTC, chống phiền hà, sách nhiễu, “tham nhũng vặt” trong các lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc, công tác tuyển dụng và các công tác khác về quản lý CCVC, NLĐ.
Hai là, thực hiện các quy định pháp luật về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018 mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch; việc công khai phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Ban, niêm yết tại Bảng thông tin nội bộ (trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước); hình thức công khai, minh bạch phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục pháp luật để Nhân dân biết theo dõi, giám sát.
Ba là, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi có vụ việc tham nhũng xảy ra trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý (trừ vụ việc phát hiện qua công tác tự kiểm tra nội bộ). Đồng thời, phải có hình thức xử lý nghiêm túc theo quy định pháp luật đối với các trường hợp được xác định có vi phạm pháp luật về PCTN. Hàng năm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ (ít nhất 01 cuộc); trong đó, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật;...
Tư là, xây dựng kế hoạch để tổ chức kiểm tra rà soát nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu xảy ra xung đột lợi ích phải báo cáo, xử lý kịp thời đúng quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích nêu tại Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN./.
V. T. Nhung